本文へジャンプ
 
English Japanese

<<Báo bài quá khứ>>

*Báo bài 6/2/2007
*Báo bài 13/2/2007
*Báo bài 5/3/2007
*Báo bài 9/4/2007
*Báo bài 20/4/2007
*Báo bài 9/5/2007
*Báo bài

<<Báo bài chi thiết>>

*chi thiết 6/2/2007
*chi thiết 13/2/2007
*chi thiết 5/3/2007
*chi thiết 9/4/2007
*chi thiết 20/4/2007
*chi thiết 9/5/2007
*chi thiết

Hội Chữ Thập Đỏ huyện Hoằng Hóa
Địa chỉ:
Số 23 Tiểu khu Thành Khang 1,Thị Trấn Tào Xuyên,Hoằng Hóa,Thanh Hóa

ĐT/FAX
(037)930039

E-mail
rchoanghoa@yahoo.com

●Link●
・Blog của TNV Masashi
Blog Nhat ky cua TNV NHAT BAN MASASHI @ Viet Nam

Việt Nam

Việt Nam

Việt Nam

Bài này nói về chính thể hiện nay có tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Để tìm hiểu các chính thể cận đại trước đây, xin xem Việt Nam (định hướng). Để tìm hiểu về quốc hiệu Việt Nam, xin xem bài Quốc hiệu Việt Nam.
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(Quốc kỳ) (Quốc huy)

Khẩu hiệu quốc gia: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quốc ca: Tiến Quân Ca

Thủ đô Hà Nội

21°2′N 105°51′E

Thành phố lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Việt
Chính phủ
• Chủ tịch nước
• Thủ tướng Xã hội chủ nghĩa một đảng
Nguyễn Minh Triết
Nguyễn Tấn Dũng
Độc lập
• Tuyên bố
• Công nhận Từ sự cai trị của Pháp
Ngày 2 tháng 9, 1945
1954
Diện tích
• Tổng số
• Nước (%)
331.690 km² (hạng 65)
1,3%
Dân số
• Ước lượng năm 2005
• Thống kê dân số
• Mật độ
85.000.000 (hạng 13)

253 người/km² (hạng 31)
HDI (2003) 0,704 (hạng 108) – trung bình
GDP (2005)
• Tổng số (PPP)
• Trên đầu người (PPP)
231,6 tỷ đô la (hạng 39)
2.782 đô la (hạng 131)
Đơn vị tiền tệ Đồng (₫, VND)

Múi giờ
• Quy ước giờ mùa hè ĐNÁ (UTC+7)
Không áp dụng
Tên miền Internet .vn
Mã số điện thoại +84

Việt Nam, tên đầy đủ là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia nằm phía đông của bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với nước Trung Quốc ở phía bắc, nước Lào và nước Campuchia ở phía tây, vịnh Thái Lan ở phía tây nam và biển Đông ở phía đông và phía nam với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km2). Trên biển Đông có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam khẳng định chủ quyền nhưng một số nước láng giềng khác cũng khẳng định chủ quyền toàn bộ hay từng phần các quần đảo này.

Mục lục
[giấu]
1 Lịch sử
2 Địa lý
3 Chính trị
3.1 Thể chế chính trị và đối nội
3.2 Đối ngoại
4 Phân cấp hành chính
5 Kinh tế
5.1 Số liệu
5.2 8 vùng kinh tế
5.3 Du lịch
6 Quốc phòng
7 Văn hóa
7.1 Dân tộc
7.2 Tôn giáo
7.3 Chữ viết
7.4 Lễ tiết
8 Thông tin nhân khẩu học
9 Tham khảo
10 Xem thêm
11 Liên kết ngoài



Lịch sử
Xem chi tiết: Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Việt Nam được bắt nguồn từ sự định cư của các tộc người Việt cổ trong thời Văn Lang mà theo nhiều tài liệu là từ năm 2879 TCN. Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, các dân tộc này bị các tập đoàn phong kiến phương Bắc cai trị trong hơn 1000 năm. Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành, hoặc chỉ giành độc lập ngắn (60 năm thời Lý Bí), đến năm 938, Việt Nam giành được độc lập lâu dài sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng. Dân tộc Việt xây dựng nhà nước độc lập trên cơ sở học tập mô hình thể chế chính trị và xã hội, chữ viết (chữ Hán), nghệ thuật và văn hóa của người Trung Quốc. Trải qua các triều đại phong kiến, và với những lần mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, đất nước Việt Nam thống nhất với ranh giới địa lý gần như hiện nay vào năm 1802.

Đến giữa thế kỷ 19, cùng với Đông Dương, Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp. Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật chiếm toàn thể Đông Dương và, do đó, luôn cả Việt Nam. Ngay sau khi hay tin quân Đồng Minh chiến thắng, Việt Minh đã cướp chính quyền từ tay phát xít Nhật. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại.

Sau Thế chiến thứ hai, người Pháp muốn chiếm lại thuộc địa Đông Dương nhưng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người Việt Nam. Sau chiến thắng của Việt Minh tại chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương. Hiệp định Geneva được ký kết, chấm dứt ách đô hộ gần một trăm năm của Pháp tại Việt Nam, đồng thời chia đôi nước Việt Nam và lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, định sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử cả nước. Tuy nhiên, vì nhiều tác nhân bên ngoài nên trong hoàn cảnh lịch sử đó, hiệp định Genève đã bị phá vỡ. Nước Việt Nam Cộng hòa được thành lập ở miền Nam được Hoa Kỳ và một số nước đồng minh hậu thuẫn và các nước trong thế giới tự do công nhận. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo mô hình xã hội chủ nghĩa, được thành lập tại miền Bắc là nuớc được Liên Xô, Trung Quốc hậu thuẫn và được các nước trong khối xã hội chủ nghĩa khác công nhận và giúp đỡ.

Xung đột giữa hai miền mở ra một cuộc chiến tranh kéo dài suốt gần 2 thập kỷ. Năm 1964, Hoa Kỳ can thiệp, đưa quân Mỹ vào chiến đấu trực tiếp tại chiến trường Việt Nam, và thực hiện các đợt ném bom miền Bắc bằng máy bay B-52. Đến tháng 1 năm 1973, sau những tổn thất vuợt ngưỡng chịu đựng trên chiến trường Việt Nam, cùng với những khó khăn trên chính trường Mỹ cộng với tác động của phong trào phản chiến trong nước và trên thế giới, Hoa Kỳ ký Hiệp định Paris, và rút quân khỏi Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam được coi như kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính quyền của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng.

Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất đổi tên là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau chiến tranh, nhiều chính sách sai lầm đã đưa Việt Nam vào các khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội. Đại hội Đảng lần VI năm 1986 chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Giữa thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Năm 1995, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ một năm trước đó. Hiện giờ Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Cộng đồng Pháp ngữ, ASEAN, APEC và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 7 tháng 11 năm 2006 sau 11 năm đàm phán.


Địa lý

Đèo Hải Vân, Huế - Đà Nẵng

Thác Bản Giốc, Cao Bằng
Xem chi tiết: Địa lý Việt Nam, Du lịch Việt Nam, và Đa dạng sinh học Việt Nam
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này; ngoài ra, Việt Nam luôn khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ lịch sử của mình. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.

Việt Nam có diện tích 331.688 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km². Địa thế có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Miền Bắc gồm có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng; miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ở miền nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 3) và khí hậu gió mùa ở miền bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông). Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hoà một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, và nhiệt độ từ 5°C đến 37°C.

Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền, rừng tự nhiên và một số mỏ dầu, khí, quặng khoáng sản ngoài khơi. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội.

Chính trị

Phủ chủ tịch
Xem chi tiết: Chính trị Việt Nam

Thể chế chính trị và đối nội
Việt Nam là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ thập niên 1970, hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng phái chính trị lãnh đạo (là Đảng Cộng sản Việt Nam), Chính phủ Việt Nam quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Trên thực tế những người dẫn đầu Chính Phủ và Quốc Hội đều là đảng viên kỳ cựu và được giới thiệu bởi Đảng.

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội theo điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam. Người đứng đầu là Tổng bí thư.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Nhiệm vụ của Quốc hội là giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm. Chủ tịch Quốc hội được Quốc hội bầu do đề cử của Bộ Chính trị. Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ông Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước được Quốc hội bầu do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu từ đề cử của Bộ Chính trị. Chủ tịch nước có 12 quyền hạn theo Hiến pháp trong đó quan trọng nhất là: công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh; thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Toà án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm. Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Chủ tịch nước. Chủ tịch nước hiện nay là ông Nguyễn Minh Triết

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ Chính phủ là 5 năm. Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước giới thiệu từ đề cử của Bộ Chính trị để Quốc hội bầu. Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ hiện nay là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là người giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao. Việc tổ chức nhân sự cấp cao này đều thông qua Bộ Chính trị và các viên chức này đều do Trung ương đảng quản lý.

Chính phủ Việt Nam có 20 bộ và 6 cơ quan ngang bộ. Chính phủ còn quản lý 13 cơ quan trực thuộc như Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê.

Những vị lãnh đạo đất nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, cũng như các bộ trưởng hay các vị trí quản lý chủ chốt trong bộ máy Nhà nước và Chính phủ đều do đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đảm nhiệm dù rằng Hiến pháp không qui định.


Đối ngoại
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU. Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đã được thể hiện thông qua việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) năm 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN năm 1998, Hội thảo quốc tế về hợp tác và phát triển Việt Nam và châu Phi năm 2003, Hội nghị cấp cao ASEM-5 năm 2004

Năm 2006, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 11. Ngày 27 tháng 10 năm 2006, nhóm các nước châu Á tại Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua quyết định đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất cho ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dành cho châu Á nhiệm kỳ 2008-2009.

Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thưong mại thế giới ( WTO). Đây là một bước ngoặc lớn trong tiến trìn hội nhập với nền kinh tế quốc tế.


Phân cấp hành chính

Bản đồ hành chính Việt Nam
Xem chi tiết: Các đơn vị hành chính Việt Nam và Tỉnh Việt Nam
Việt Nam được chia ra 59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương, (thủ đô: Hà Nội): An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Cần Thơ*, Đà Nẵng*, Đăk Lăk, Đăk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội*, Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng*, Hậu Giang, Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh*, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái

Dưới cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Việt Nam được chia thành 663 quận, huyện, thị xã hay thành phố trực thuộc tỉnh.

Xem chi tiết: Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam

Kinh tế
Xem chi tiết: Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nghèo và đông dân đang dần bình phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập nền "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hoá nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.

Việt Nam đã hoàn thành việc xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc. Ngày 28 tháng 11, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tỷ lệ phiếu thuận 90,24 % [1]. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007.


Số liệu
Các số liệu dưới đây được dịch từ nguồn của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) [2].

GDP theo đầu người (2006):

Theo sức mua tương đương: 3.100 USD
Theo tỷ giá hối đoái: 720 USD
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (2005): 8,4% so với 7,69 % năm 2004 và 7,34 % năm 2003.

Tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm (2001-2004): 7,25% so với 6,95% trong giai đoạn 1996-2000.

Tỷ trọng trong GDP (2005)

Nông nghiệp: 20,90%
Công nghiệp và xây dựng: 41,0%
Dịch vụ: 38,10%
Tỷ giá hối đoái (trung bình năm 2006)*

1USD = 16.025 VND
Tỷ lệ lạm phát (cuối năm 2005; tính theo năm): 8.4%

Tài chính công (chính quyền trung ương, tính theo tỷ lệ % của GDP theo giá hiện hành, ước tính cho năm 2003)**

Thu: 22,66%
Chi: 24,70%
Thâm hụt: 2,04%
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (đến 15-12-2005): 3,9 tỷ USD trong các dự án đăng ký mới, chủ yếu tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tăng thêm vốn 1,83 tỷ USD vào những dự án đang tồn tại.

Nợ nước ngoài (% GDP, cuối 2005): 35,5%. Bộ Tài chính dự kiến mức này cho năm 2006 là 34 %.

Cán cân thanh toán theo ngoại tệ chuyển đổi (2005)

Xuất khẩu (f.o.b): 32,23 tỉ USD, tăng 21,6 % so với 2004
Nhập khẩu (c.i.f): 36,88 tỉ USD, tăng 15,4 % so với 2004
Thâm hụt thương mại: 4,65 tỉ USD (giảm từ mức thâm hụt 5,45 tỷ USD năm 2004)
Các mặt hàng xuất khẩu chính (2005, % tổng kim ngạch):
Dầu thô (23 %), hàng dệt may (15 %), giày dép (9,3 %), hải sản (8,5 %), điện tử máy tính (4,5 %), gạo (4,3 %), cao su (2,4 %), cà phê (2,2 %).

Các mặt hàng nhập khẩu chính (2005, % tổng kim ngạch):
Máy móc, thiết bị (14,2 %), xăng dầu (13,5 %), thép (8 %), vải (6,5 %), nguyên phụ liệu dệt may da (6,3 %), điện tử máy tính (4,6 %), phân bón (1,8 %).

Các thị trường xuất khẩu chính (2003):
Hoa Kỳ (20%), Nhật Bản (14%), Trung Quốc (9%) Úc (7%), Singapore (5%), Đài Loan (4%), Đức (4%), Anh (4%), Pháp (2%), Hà Lan (2%), các nước khác (29%).

Các chỉ số:

Chỉ số Vị trí Thay đổi
Năng lực cạnh tranh (***), (2005) 81 -4
Công nghệ 68
Chế công 62
Môi trường kinh tế vĩ mô 39
Phát triển mạng (xếp hạng trong 82 nước, 2002) 71

* Tỷ giá liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

** Theo ước tính của Bộ Tài chính

*** do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá xếp hạng trong 117 nước [3]

8 vùng kinh tế
Đông Bắc Bắc Bộ
Tây Bắc Bắc Bộ
Đồng Bằng Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Tây Nam Bộ (Đồng Bằng Sông Cửu Long)
Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang cố gắng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ở Việt Nam có 3 cấp học: tiểu học, trung học, đại học. Có một số trường đại học nổi tiếng như: Đại học Y Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội,Học viện kỹ thuật quân sự, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh...

Du lịch

Quốc phòng

Văn hóa

Bia đá ghi danh tiến sĩ tại Quốc Tử Giám, Thăng Long
Xem chi tiết: Văn hóa Việt Nam, Văn học Việt Nam, và Âm nhạc Việt Nam
Việt Nam có một nền văn hoá rất đa dạng, phong phú và giàu bản sắc dân tộc vì có sự đóng góp của nhiều thành phần dân tộc trên lãnh thổ. Bên cạnh đó, văn hóa Việt Nam còn có một số yếu tố từ sự kết tinh giao thoa giữa nền văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ cùng với nền văn minh lúa nước của người dân bản địa.

Dân tộc
Xem chi tiết: Dân tộc Việt Nam
Theo chính phủ Việt Nam, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 87%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, tập trung ở các vùng cao nguyên. Trong số người thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng..., mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời,nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây.

Tôn giáo
Xem chi tiết: Tôn giáo Việt Nam
Theo cuộc điều tra dân số năm 1999, 80.8% không theo tôn giáo, 9.3% theo Phật giáo, 6.7% theo Cơ đốc, 1.5% theo Hoà Hảo và 1.1% là tín đồ Cao Đài.

Nhưng theo các nguồn khác[cần chú thích], người dân Việt Nam đa số theo Khổng giáo và Phật giáo đại thừa, và một số khá lớn tín đồ Công giáo La Mã, Tin lành; ngoài ra còn hai nhóm tôn giáo nhỏ Cao Đài và Hoà Hảo.Các nhà thờ công giáo (Công giáo La Mã - Thiên Chúa giáo)nổi tiếng Việt Nam Nhà thờ chính tòa Hà Nội,Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn,Nhà thờ Phát Diệm,Nhà thờ Phú Nhai- Bùi Chu, nhà thờ Quần Phương - Hải Hậu - Nam Định và nhiều nhà thờ khác nữa.... Các nhà thờ Tin lành lớn nhất ở Việt Nam là Nhà thờ phúc âm Việt Nam và Nhà thờ phúc âm phái núi. Các tín đồ Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Bashi thường thuộc dân tộc Chăm thiểu số, nhưng cũng có một số người Việt theo Hồi giáo ở phía tây nam đất nước.

Chữ viết
Xem chi tiết: Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam

Lễ tiết
Xem chi tiết: Các ngày lễ ở Việt Nam
Những ngày lễ chính:
Ngày tháng Số ngày Tên Ghi chú
1 tháng 1 1 Tết Dương lịch
Từ 30 tháng 12 (hay 29 tháng 12 nếu
tháng thiếu) đến 3 tháng 1 4 Tết Nguyên Đán Âm lịch
10 tháng 3 1 Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Âm lịch
30 tháng 4 1 Ngày Chiến thắng,
thống nhất Tổ quốc
1 tháng 5 1 Quốc tế Lao động
2 tháng 9 1 Quốc khánh

Thông tin nhân khẩu học
Xem chi tiết: Thông tin nhân khẩu học Việt Nam

Tham khảo
Trang thông tin về Việt Nam trong The World Factbook (CIA)

Xem thêm
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu khác về:
Việt NamDanh sách đài truyền thông Internet tiếng Việt

Liên kết ngoài
Bản đồ Việt Nam
Trang tin điện tử của Chính phủ Việt Nam
Tổng Cục Thống Kê Việt Nam
Cục Thống Kê TPHCM
Thông tin Việt Nam của Bộ Ngoại giao Việt Nam
Các tỉnh, thành phố Việt Nam
Âm lịch Việt Nam
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội
Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế – xã hội Việt Nam năm 2005
Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế – xã hội Việt Nam quý 1 năm 2006
Lịch sử tên nước Việt
Truyền hình Việt Nam VTV
Bản đồ online tại NXB Bản đồ
Tập hợp một số bài viết về văn minh của người Việt cổ

Các nước Đông Nam Á
Brunei | Campuchia | Đông Timor | Indonesia | Lào | Malaysia | Myanma | Philippines | Singapore | Thái Lan | Việt Nam

Vùng tranh chấp: Quần đảo Hoàng Sa | Quần đảo Trường Sa

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Brunei | Campuchia | Indonesia | Lào | Malaysia | Myanma | Philippines | Singapore | Thái Lan | Việt Nam | Papua Tân Guinea (thành viên quan sát)

Việt Nam



2007 Red Cross Hoang Hoa , Thanh Hoa , Vietnam. all rights reserved.
2007 Hội Chữ Thập Đỏ huyện Hoằng Hóa,Thanh Hóa Việt Nam. all rights reserved.

. . . . . . . . . ..
Tin Tức !
  • Chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế CTĐ 8/5/2007
  • Thi đua lập thành tích chào mừng Đại Hội CTĐ Việt Nam lần thứ VIII
  • Hãy hành động thiết thực nhân tháng hành động vì người khuyết tật nghèo và nạn nhân chất độc da cam